Q&A (PART 1)

Câu 1 Chữ a sau tên gas lạnh có ý nghĩa gì mà có loại là A có loại là a và có loại lại không có?

Gas lạnh hiện nay có 2 loại phổ biến:

-       Gas lạnh một thành phần (ví dụ R12, R22, R134a, R600a, R32, R290…)

-       Gas lạnh nhiều thành phần (ví dụ như R502, R507, R404A, R407C, R410A,…).

+ Đối với gas lạnh một thành phần:

-       Những gas lạnh không có đồng phân, ngoài kí hiệu R và con số đặc trưng ra sẽ không có thêm kí hiệu khác. Ví dụ: R290, R32, R170.

-       Tuy nhiên, những gas lạnh có các dạng đồng phân, trong tên gọi thường có kèm theo các chữ a,b,c…để phân biệt các dạng đồng phân của nó.

    Ví dụ: Butane có 2 dạng đồng phân là n-butane và iso-butane. n-butane được ký hiệu là R600 trong khi iso-butane được ký hiệu là R600a. Tuy 2 chất này có cùng công thức hoá học là C4H10 nhưng nhiệt độ sôi thường (ở 1atm) của R600 là -0.49°C trong khi của R600a là -11.75°C.

                                                                         

                            n-butane                                                                iso-butane

+  Đối với gas lạnh nhiều thành phần hay còn gọi là gas lạnh hỗn hợp, các ký hiệu A, B, C,.. dùng để chỉ gas có cùng thành phần nhưng khác tỉ lệ gữa các thành phần. Hỗn hợp nào đăng ký trước sẽ được đánh kí hiệu là A, các hỗn hợp đăng ký tiếp theo sẽ được ký hiệu lần lượt là B, C, D,…

    Ví dụ: Gas R407 là hỗn hợp của 3 thành phần gồm R32 + R125 + R134a. Có 5 công thức của hỗn hợp R407 được đăng ký với ASHRAE như sau:

· R407A [R32 (20%)/R125 (40%)/R134a (40%)]

· R407B [R32 (10%)/R125 (70%)/R134a (20%)]

· R407C [R32 (23%)/R125 (25%)/R134a (52%)]

· R407D [R32 (15%)/R125 (15%)/R134a (70%)]

· R407E [R32 (25%)/R125 (15%)/R134a (60%)]

Tóm lại:

-       Gas lạnh một thành phần:

+ Với những gas lạnh không có đồng phân thì ngoài kí hiệu R và con số đặc trưng ra thì không có thêm kí hiệu nào khác.

+ với những gas lạnh có các dạng đồng phân thì trong tên gọi thường có kèm theo các chữ a,b,c…để phân biệt các dạng đồng phân của nó.

-       Gas lạnh nhiều thành phần các ký hiệu A, B, C,.. để chỉ cho gas có cùng thành phần nhưng khác tỉ lệ gữa các thành phần.

Câu 2. Làm sao để biết gas đang xì?

Vấn đề xì gas cần làm rõ gas bị xì từ hệ thống lạnh hay gas bị xì từ bình chứa và mức độ xì là lớn hay nhỏ.

-       Gas xì mức độ lớn thường xảy ra khi van không được khoá chặt hoặc van bi hư (bình chứa) hay đường ống bị sự cố (hệ thống lạnh). Trong trường hợp này, có thể nhận biết tiếng gas xì ra từ hệ thống hay bình chứa và có hiện tượng kèm theo là bình chứa gas hoặc đưởng ống có gas lỏng trong hệ thống sẽ mát lạnh và có thể có tuyết bám.

      
Đường ống có gas lỏng trong hệ thống bị tuyết bám.

 

-       Gas xì mức độ nhỏ diễn ra từ từ và rất khó nhận biết trừ khi sử dụng dung dịch xà phòng để thử. Thường sau một thời gian đủ lâu người sử dụng mới phát hiện ra. Bình gas nếu bi xì gas thì khối lượng sẽ giảm. Hệ thống bị xì gas lâu ngày sẽ dẫn đến độ lạnh bị giảm dần so với ban đầu.


Tóm lại: Có thể phát hiện gas xì khi có các dấu hiệu:

-       Bình chứa gas hoặc đưởng ống có gas lỏng trong hệ thống sẽ mát lạnh và có thể có tuyết bám.

-       Điều hòa không còn thấy lạnh như ban đầu.

-       ……

Câu 3. Áp suất nạp gas của R134a cho tủ lạnh là bao nhiu psi? Hệ thống lạnh dùng gas R134a, nếu bị thiếu gas có nạp tiếp bổ sung thêm vào được không?

Rất khó để nói chính xác áp suất nạp gas R134a cho tủ lạnh vì tuỳ thuộc vào thiết kế của từng loại tủ. Thường khi tủ chạy áp suất đầu hút của máy nén sẽ giảm nhẹ dần theo độ giảm nhiệt độ trong tủ.

Đối với trường hợp tủ lạnh nạp gas R134a, có thể nạp đủ gas theo hai cách sau:

- Nạp đúng lượng gas R134a như theo thiết kế của nhà sản xuất;

- Nạp đủ gas bằng cách đo dòng điện.

Nếu gas R134a trong hệ thống bị thiếu, có thể tiến hành nạp bổ sung.

Tóm lại:

-       Khó nói chính xác áp suất nạp gas R134a do còn phụ thuộc nhiều yếu tố.

-       Có thể nạp R134a bổ sung vào hệ thống lạnh thiết kế cho R134a

Câu 4. Propane trong gas lạnh với propane trong LPG có khác nhau không? Có thể sử dụng propane trong LPG cho gas lạnh được không? Khi nạp gas cho tủ lạnh thì gặp hiện tượng giàn nóng đều, tuyết bám đều ở giàn lạnh?

Propane trong gas lạnh với propane trong LPG có khác nhau không? Có thể sử dụng propane trong LPG cho gas lạnh được không?

-       Nếu đã là propane thì trong LPG hay trong gas lạnh cũng là propane. Tuy nhiên, LPG dân dụng dùng làm nhiên liệu thường là hỗn hợp C3 + C4 với các tỉ lệ C3/C4 khác nhau như 50/50; 70/30; 60/40 tuỳ theo nhà sản xuất trong khi đó propane dùng làm gas lạnh có độ tinh khiết trên 99.5%.

Khi nạp gas cho tủ lạnh thì gặp hiện tượng giàn nóng đều, tuyết bám đều ở giàn lạnh?

-       Khi máy nén tủ lạnh hoạt động, quạt gió sẽ hoạt động giúp quá trình trao đổi nhiệt giữa không khí trong ngăn đông và môi chất lạnh bay hơi qua dàn lạnh tốt hơn. Do cửa tủ ngăn đông luôn đóng (trừ khi có nhu cầu cần mở cửa) nên một lượng nhỏ hơi nước sẽ ngưng tụ và đóng thành lớp tuyết hoăc đá bám trên dàn lạnh. Tuỳ theo độ kín của cửa tủ đông và tần suất đóng mở cửa mà lượng đá bám trên dàn lạnh sẽ tăng dần theo thời gian. Khi lớp tuyết này đủ dày thì tủ lạnh sẽ chuyển qua chế độ “xả tuyết” để làm sạch lớp tuyết/ đá bám trên dàn lạnh. Trong trường hợp quạt gió bị hỏng, lượng tuyết/đá bám nhiều nhưng nhiệt độ trong tủ không đạt đến độ âm sâu cần thiết cho việc làm đông đá hay bảo quản thực phẩm.

-       Khi nạp gas cho tủ lạnh thấy hiện tượng giàn nóng đều, có tuyết bám đều ở giàn lạnh? Nên lưu ý có một số tủ có thiết kế khi mở cửa tủ ngăn đông thì quạt gió sẽ ngưng chạy. Do đó, lượng hơi nước trong không khí ngưng tụ và bám lên dàn lạnh càng nhanh tạo thành lớp tuyết bám đều trên dàn lạnh.


Tuyết bám đều trên dàn lạnh của tủ lạnh

Tóm lại:

-       Không dùng Propane trong LPG để làm gas lạnh.

-       Hiện tượng giàn nóng đều, có tuyết bám đều ở giàn lạnh của tủ lạnh có thể do quạt gió bị hỏng.

Câu 5. Làm thế nào để biết bình gas lạnh mới muacó đủ ký hay không?

Khi mua một bình gas bất kỳ (bình gas LPG dân dụng hoặc bình gas lạnh), người tiêu dùng luôn có câu hỏi là liệu bình gas mình mua có đủ ký hay không. Có hai cách đơn giản để biết bình gas có đủ ký hay không như sau:

Œ Xác định khối lượng bình gas trước khi sử dụng và sau khi sử dụng (bình rỗng). Phần chênh lệch khối lượng chính là lượng gas thực tế nhà sản xuất đã nạp vào bình. Cánh này cho đô chính xác cao nhưng nhưng đòi hỏi thời gian chờ tương đối dài.

v Nếu biết trước khối lượng vỏ bình rỗng, tiến hành cân xác định khối lượng bình gas mới mua chưa sử dụng (còn seal) tính được khối lượng gas có trong bình. Với cách này, vấn đề được đặt ra là làm thế nào để biết được khối lượng bình rỗng:

-       Đối với bình gas LPG, trên tay cầm sẽ có khắc các thông tin của vỏ bình gas, trong đó có thông tin về khối lượng bình gas rỗng. Tuy nhiên, số liệu này đôi khi sai lệch không nhỏ so với khối lượng thực tế của vỏ bình;

-       Đối với bình gas lạnh, có thể liên lạc trực tiếp với nhà sản xuất để được cung cấp số liệu về khối lượng vỏ bình rỗng cho từng loại sản phẩm cụ thể.

Tóm lại: Nên chọn mua bình gas lạnh ở những đơn vị uy tín có chính sách bảo hành như ACOOL để đảm bảo lượng gas không bị thiếu hụt.